Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng

Lượt xem: 44816

Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng thường bị nhầm lẫn với với các dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng, viêm lợi, lở loét chân răng... Điều này khiến cho bệnh nhân khó nhận biết mình mắc bệnh giang mai ở miệng và có biện pháp điều trị kịp thời khiến cho bệnh ngày càng nặng, vùng tổn thương lan rộng khắp miệng gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và giao tiếp của bệnh nhân.

Giang mai ở miệng

Hình ảnh giang mai ở miệng

Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng

Giang maibệnh xã hội do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema Pallidum gây ra. Bệnh thường lây lan qua đường tình dục, bất kể hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào đều có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai (kể cả là quan hệ tình dục bằng miệng, thông qua hậu môn)

Bệnh giang mai có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như gây rối loạn cảm giác, loạn chức năng co thắt, bệnh xương khớp, biến chứng ở khu vực mắt..., thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh giang mai ở miệng xảy ra ở những người có quan hệ tình dục bằng miệng (Đặc biệt là những người có vấn đề về răng miệng như trầy xước miệng, chảy máu chân răng, viêm chân răng...)

Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng phát triển qua 2 giai đoạn

Giang mai giai đoạn 1 ở miệng: Những dấu hiệu của bệnh giang mai ở miệng trong giai đoạn này là sự xuất hiện của các săng giang mai ở miệng với đặc điểm là các vết loét màu hồng nhạt, bờ nhẵn, không sưng đau, hình tròn hoặc bầu dục. Các vết loét này có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc bên trong khoang miệng. Các vết loét này thường xuất hiện sau khoảng 10- 90 ngày sau khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh.

Ngoài triệu chứng cơ bản này ra, bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở miệng còn thấy các biểu hiện khác như bợt trắng đục, đau họng kéo dài, nuốt vướng, sưng hạch ở cổ và nhiều nơi.

Giang mai giai đoạn 2 ở miệng: Trong giai đoạn này, dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng vẫn tiếp tục diễn ra với các vết loét hiện hữu ở bên trong hoặc xung quanh miệng. Vết loét thường không đau, chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó tự mất đi nhưng vẫn tiếp tục lan ra toàn thân.

Ở giai đoạn 2, bệnh nhân còn thể xuất hiện thêm các triệu chứng như nổi ban khắp cơ thể, bị rụng tóc bất thường, đau bụng, sưng khớp, có thể có cảm giác rát ở bàn tay hoặc gan bàn chân... cũng có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu ở cơ quan sinh dục.

Những lưu ý khi mắc bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng rất dễ lây truyền nếu như bệnh nhân không có ý thức phòng tránh bệnh cho những người thân xung quanh. Do đó, khuyến cáo với những bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở miệng đó là không nên dùng chung bất cứ đồ dung cá nhân nào với những người xung quanh như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo... Người bệnh trong quá trình này cung không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... để tránh tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.

Ngoài ra, điều cần thiết mà bạn cần làm đó là nên đến bệnh viện thăm khám ngay để được làm các xét nghiệm cần thiết và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, tránh biến chứng xấu xảy ra.

Vì dấu hiệu của bệnh giang mai ở miệng rất dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu của bệnh răng miệng thông thường nên bệnh nhân cần hết sức thận trọng, không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh khi chưa biết rõ mình mắc bệnh gì. Điều này có thể dẫn đến những phản ứng phụ gây bất lợi cho cơ thể bạn và bất lợi cho quá trình điều trị bệnh giang mai sau này.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng có thể được ngăn chặn kịp thời khi bạn phát hiện và điều trị sớm. Biện pháp phòng tránh bệnh giang mai ở miệng hiệu quả đó là quan hệ tình dục an toàn, tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân, đảm bảo một lối sống khoa học và an toàn. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số máy 0386.977.199 để được các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng
Điểm trung bình:  7.8 /  10 (  114 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?