Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Lượt xem: 9099

Trong số những bệnh xã hội thì bệnh giang mai và HIV/AIDS được coi là 2 bệnh gây nguy hiểm lớn cho bệnh nhân. Bệnh giang mai có thể gây ra những biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng đến nội tạng, xương khớp, não của bệnh nhân nếu không được điều trị tích cực. Biết được những con đường dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai thì mới biết được cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả. Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? là một trong những thắc mắc được bạn đọc quan tâm .

Giang mai có lây qua đường ăn uống

Giang mai liệu có lây qua đường ăn uống không?

Chào Bác sĩ cho em hỏi: Chú em bị giang mai. Hiện tại, chú đang sinh sống cùng với gia đình em và ông bà. Em không có ý kỳ thị chú nhưng sợ mọi người sẽ dễ bị lây bệnh từ chú khi tiếp xúc chung với nhiều đồ vật trong gia đình. Từ giặt chung quần áo, dùng chung đồ dùng ăn uống… đều không có sự phân biệt. Điều này khiến em khá lo lắng. Em không biết có lây qua đường ăn uống không? vì cả nhà dùng chung những dụng cụ ăn uống này khá nhiều. Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc này giúp em để em bớt lo lắng.

M.H (Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn H!

Cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi đến cho các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh. Với thắc mắc của bạn, các bác sĩ của phòng khám xin có một vài chia sẻ như sau:

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Giang mai là bệnh xã hội khá phổ biến, mức độ nguy hiểm của bệnh chỉ đứng sau đại dịch HIV/AIDS. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên là Trepnema pallidum gây ra.

Những con đường chủ yếu dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai thường là:

Lây qua quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh xã hội, trong đó có bệnh giang mai. Dù là bạn quan hệ tình dục bằng đường sinh dục hay đường miệng thì cũng đều có nguy cơ lây bệnh cao. Với những người quan hệ tình dục với nhiều đối tượng thì nguy cơ lây bệnh thường cao gấp đôi những người có quan hệ thủy chung với một người.

Lây qua đường máu: Xoắn khuẩn giang mai tồn tại cả trong máu. Do đó nguy cơ lây bệnh qua đường máu cũng rất cao. Những hình thức như hiến máu, vết thương hở dính máu của người mắc bệnh, dùng chung bơm kim tiêm… đều dẫn đến nguy cơ lây bệnh.

Lây từ mẹ sang con: Trong quá trình mang thai, người mẹ phát hiện mắc bệnh giang mai mà không đi điều trị hoặc điều trị không triệt để thì có thể gây lây nhiễm sang con. Đứa trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã có nguy cơ lây bệnh giang mai vì lây qua nhau thai của mẹ.

Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Lây qua tiếp xúc gián tiếp như tiếp xúc với quần áo, đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ ăn uống… có dính máu mủ của người mắc bệnh giang mai thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp hơn rất nhiều.

Bệnh giang mai có khả năng lây qua đường ăn uống nhưng hiếm gặp

Như đã nói ở trên, bệnh giang mai có thể lây qua đường tiếp xúc gián tiếp, có thể là tiếp xúc chung với quần áo, dụng cụ ăn uống hoặc những đồ dùng sinh hoạt khác có dính máu hoặc mủ của người bệnh giang mai. Trường hợp này rất hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra.

Việc ăn uống chung với người bệnh giang mai như dùng chung thìa, đũa, bát hoặc ăn chung một món thức ăn nào đó có nguy cơ lây bệnh khi miệng bạn có vết thương hở và những dụng cụ ăn uống kia hoặc món thức ăn kia có chứa dịch tiết của người mắc bệnh giang. Còn bình thường, việc dùng chung đồ dùng ăn uống với người mắc bệnh giang mai nhưng đồ dùng đó đã qua cọ rửa sạch sẽ thì sẽ không thể gây nguy cơ lây bệnh được.

Xoắn khuẩn giang mai hay những loại vi khuẩn khác không thể tồn tại quá lâu ở môi trường bên ngoài, chúng có thể sẽ chết sau vài phút, vì thế nguy cơ lây nhiễm bệnh từ việc dùng chung đồ dùng ăn uống là rất hiếm.

Bạn H thân mến! Việc bạn và gia đình đang sống cùng người mắc bệnh giang mai khiến bạn lo lắng về nguy cơ lây nhiễm. Thực chất, lo lắng cũng có căn cứ nhưng bạn cũng không nên có suy nghĩ kỳ thị hoặc xa lánh người bệnh vì như vậy sẽ gây sang chấn tâm lý rất lớn cho họ và khiến họ có những suy nghĩ tiêu cực. Bạn vẫn có thể bảo vệ an toàn cho bản thân và những người thân yêu bằng chính sự khóe léo và cẩn thận của mình mà không tạo cảm giác kỳ thị cho người mắc bệnh. Với dụng cụ ăn uống dùng chung thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ, tráng qua nước sôi để khử trùng, đồng thời bạn cũng không nên dùng chung thức ăn với người mắc bệnh giang mai để đảm bảo không bị lây nhiễm.

Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc Giang mai có lây qua đường ăn uống không.  Mong rằng, thông tin trên sẽ hữu ích cho tất cả mọi người. Nếu các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn chữa trị bệnh giang mai hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng đến tại phòng khám Hưng Thịnh để được phục vụ tốt.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?
Điểm trung bình:  8.3 /  10 (  82 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?