Bệnh giang mai : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lượt xem: 49644

Bệnh giang mai đang trở thành mối đe dọa tới sự phát triển của xã hội với tính chất nguy hiểm và sự lây lan nhanh chóng. Bệnh có thể gây ra rất nhiều những mối nguy hiểm tới sức khỏe của con người, thậm chí có thể gây chết người. Vậy bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao. Tất cả những thông tin cơ bản này sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh xã hội do xoắn khuẩn Treponema pallidum qua nhiều con đường mà tấn công vào cơ thể người và gây ra. Bệnh có mức độ nguy hiểm được đánh giá chỉ sau căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS. Mức độ nguy hiểm đó là bệnh có thể tấn công vào các cơ quan trong cơ thể và lấy đi tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây bệnh giang mai chiếm tỷ lệ cao với hơn 90%. Rất nhiều người cho rằng chỉ khi quan hệ bằng con đường truyền thống thì mới có thể bị lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, dù bạn quan hệ tình dục bằng bất kỳ con đường nào đi nữa (oral sex, đường hậu môn) thì bạn vẫn có nguy cơ lây bệnh như nhau.

Cơ chế lây truyền như sau: Khi bạn quan hệ sẽ có những va chạm và xuất hiện những vết xước. Những vết xước đó chính là điều kiện thuận lợi cho xoắn khuẩn giang mai tấn công và gây bệnh.

Sử dụng vật dụng cá nhân chung: Khi ra ngoài cơ thể, xoắn khuẩn giang mai trong điều kiện thuận lợi có thể tồn tại tới hơn 30 phút. Vì thế khi những vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần lót, bàn chải đánh răng khi được người bênh sử dụng có thể lưu giữ xoắn khuẩn tại đây. Nếu như người khỏe mạnh sử dụng những vật dụng đó thì có thể dễ dàng nhiễm bệnh.

Qua đường máu: Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập sẽ tấn công vào máu của người bệnh. Nếu như người bệnh không biết mà vẫn tiến hành đi hiến máu thì đây sẽ là nguyên nhân gây bệnh giang mai cho những người nhận máu. Tuy nhiên, khả năng lây bệnh qua đường máu là tương đối thấp vì khi hiến máu tại những cơ sở có hoạt động chuyên nghiệp thì máu sẽ được kiểm tra rất cẩn trọng.

Qua tiếp xúc với vết thương hở: Thông qua những cử chỉ thân mật như ôm, hôn, hoặc tiếp xúc với những vết loét tiết dịch của của người bệnh mà người bệnh cũng có thể nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ bị bệnh giang mai có thể lây truyền cho thai nhi qua dây rốn hoặc nước ối. Hoặc khi đứa trẻ được sinh ra bị lây nhiễm bệnh do những tiếp xúc thân mật với người mẹ khiến trẻ bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1:

Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ có thời gian ủ bệnh vào khoảng 10 đến 90 ngày rồi sau đó bệnh sẽ phát tác với các triệu chứng ban đầu là các nốt săng giang mai. Săng giang mai là những vết trợt có hình tròn hoặc hình bầu dục, không đau, không ngứa, không có mủ, màu thịt đỏ tươi, nền rắn.

Sau khoảng 4-8 tuần săng giang mai sẽ biến mất hoàn toàn, không để lại sẹo cũng không cần thực hiện điều trị. Biểu hiện giang mai ở giai đoạn này không phải là tín hiệu đáng mừng mà đó chính là dấu hiệu báo hiệu bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 nguy hiểm hơn rất nhiều.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2:

Sau khi những dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 1 biến mất, khoảng vài tuần sau các triệu chứng của giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện. Cơ thể người bệnh bắt đầu nổi các nốt ban màu hồng hoặc màu tím mọc đối xứng, không ngứa, không đau, không bong hay tróc vẩy. Những nốt ban mọc khắp cơ thể nhưng nhiều vẫn là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, và lưng.

Kèm theo triệu chứng trên người bệnh sẽ bị sốt, loét họng và sưng hạch. Cơ thể mệt mỏi và khó chịu, chán ăn. Ở một số trường hợp, người bệnh còn xuất hiện hiện tượng rụng tóc, rụng lông mi, lông mày.

Sau khoảng 3 -6 tuần các dấu hiệu bệnh lại tiếp tục biến mất mà không cần điều trị. Bệnh giang mai bước vào giai đoạn tiềm ẩn.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 3:

Giai đoạn này là thời kỳ bệnh giang mai sẽ không gây ra bất kỳ một triệu chứng bệnh nào cho dù xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại và phát triển trong cơ thể người bệnh. Giai đoạn này kéo dài khá lâu, thậm chí có thể kéo dài hơn chục năm.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 4:

Đây là giai đoạn nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công vào hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ xương khớp gây ra những bệnh lý nguy hiểm.

Giang mai thần kinh

Xoắn khuẩn giang mai tấn công và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh như: Khiến người bệnh dễ bị động kinh, xuất hiện những ảo giác, rối loạn ý thức, trầm cảm. Nguy hiểm đó là giang mai thần kinh có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

Giang mai tim mạch

Hệ tim mạch bị tấn công bởi xoắn khuẩn giang mai sẽ thường dẫn đến hiện tượng phình động mạch. Nguy hiểm đó là người bệnh sẽ bị đau tim do mạch máu bị hẹp và hiện tượng viêm động mạch.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị liệt do hệ xương khớp bị tổn thương nghiêm trọng do sự xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai. Người bệnh còn có thể rối loạn thị lực, người bệnh sẽ có dấu hiệu mắt bị mờ, thậm chí có thể bị mù lòa.

Cách điều trị bệnh giang mai

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được thuốc hay phương pháp nào có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai. Vì thế việc điều trị giang mai hiện tại chỉ có thể khống chế sự phát triển và ngăn ngừa xoắn khuẩn giang mai không gây ra những triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chỉ cần người bệnh thăm khám bệnh sớm, điều trị theo đúng phác đồ, và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả là có thể ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Cách điều trị giang mai hiện nay chủ yếu vẫn là dùng thuốc kháng sinh. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc dạng tiêm. Ở những trường hợp bệnh được phát hiện sớm thì người bệnh sẽ được dùng thuốc kháng sinh để tiêm hoặc uống 1 lần duy . Giang mai giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh liều cao, sử dụng 10 ngày liên tiếp.

Sau khi điều trị bệnh, người bệnh vẫn cần thực hiện tái khám định kỳ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để có thể theo dõi tình hình bệnh. Và nếu như có dấu hiệu bênh tái phát sẽ có thể khắc phục kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh giang mai. Nếu bạn còn thắc mắc có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0386.977.199 để nhận tư vấn nhanh .

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Bệnh giang mai : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Điểm trung bình:  8.2 /  10 (  127 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?