Bệnh giang mai lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh

Lượt xem: 49920

Tuy tính chất nguy hiểm không bằng bệnh HIV/AIDS, nhưng bệnh giang mai cũng là nỗi sợ hại của nhiều người vì những biến chứng hết sức nguy hiểm mà nó gây ra. Chính vì thế, việc nắm bắt các kiến thức cơ bản về bệnh để có cách phòng tránh bệnh tốt là điều mà bạn nên làm. Trong những chia sẻ dưới đây, các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh sẽ phân tích hai vấn đề cơ bản đó là: "Bệnh giang mai lây qua đường nào và cách phòng tránh bệnh ra sao".

Giang mai lây nhiễm qua đường nào

Bệnh giang mai lây nhiễm qua đường nào

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Thông thường, bệnh giang mai hoặc các loại bệnh xã hội khác chủ yếu là lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua những con đường khác như lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con, lây qua tiếp xúc gián tiếp... bất cứ trong hoàn cảnh nào nếu như bạn không có sự đề phòng cẩn thận thì đều có thể lây bệnh. Cụ thể những con đường gây lây nhiễm bệnh giang mai mà bạn cần biết như sau:

Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục

Như đã nói ở trên, lây truyền qua đường tình dục là con đường lây nhiễm chủ yếu của nhiều bệnh. Các hình thức quan hệ tình dục như giao cấu trực tiếp, quan hệ qua đường miệng, vuốt ve hoặc tiếp xúc với vùng da của người mắc bệnh.

Sở dĩ lây truyền qua đường tình dục là con đường chủ yếu và nhanh vì da và niêm mạc của bộ phận sinh dục tương đối mỏng nên khi có quan hệ tình dục thì vùng da này dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh giang mai lây truyền qua đường máu

Các hình thức như hiến máu, truyền máu, tiêm chích... đều có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai.

Theo đường máu, các xoắn khuẩn giang mai cư trú lâu dài dưới mạch máu. Đặc biệt, với những người mắc bệnh giang mai tiềm ẩn thì không có bất cứ dấu hiệu bệnh giang mai nào được biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế, có thể những người này sẽ vô tình gây bệnh cho người khác thông qua việc truyền máu hoặc hiến máu.

Nhân viên y tế cũng có thể lây nhiễm bệnh giang thông qua việc tiếp xúc với các dụng cụ y tế có dính máu của người mắc bệnh giang mai.

Bệnh giang mai lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp

Việc tiếp xúc gián tiếp ở đây có thể dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo... có dính máu hoặc dịch của người mắc bệnh. Mặc dù việc lây nhiễm thông qua con đường này là ít xảy ra nhưng vẫn cần có sự đề phòng trong mọi trường hợp.

Nhiều người chủ quan bệnh không thể lây qua việc tiếp xúc như vậy nên không có sự đề phòng và hậu quả là mắc bệnh. Chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh cho biết, người đang khỏe mạnh bình thường nhưng chỉ cần một vết thương nhỏ (như đứt tay) tiếp xúc với vật dụng có dính máu hoặc dịch của người mắc bệnh giang mai cũng có thể dẫn đến lây bệnh với khả năng lên đến 80%.

Giang mai lây truyền từ mẹ sang con 

Thai phụ trong quá trình mang thai phát hiện mắc bệnh giang mà không được điều trị tích cực hoặc không điều trị thì sẽ dẫn đến lây nhiễm cho thai nhi. Hậu quả của việc lây nhiễm này đó là khiến em bé sinh ra mang dị tật bẩm sinh hoặc cơ thể phát triển yếu ớt, thường xuyên đau ốm.

Nếu em bé may mắn không bị lây truyền từ trong bụng mẹ thì khi sinh ra bằng đường âm đạo của người mẹ thì các xoắn khuẩn giang mai có thể dính vào mắt, miệng hoặc da của bé và gây bệnh rất nguy hiểm.

Đây là những con đường gây lây nhiễm bệnh giang mai chủ yếu. Bạn nên có sự chủ động trong việc phòng tránh bệnh giang mai để không mắc bệnh . Một số cách phòng tránh bệnh giang mai bạn có thể tham khảo như:

Cách phòng tránh bệnh giang mai

- Có đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người, quan hệ tình dục cần có sự bảo vệ. Tốt , bạn nên thực hiện lối sống chung thủy một vợ- một chồng để đảm bảo sức khỏe cho cả mình và đối phương.

- Thăm khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai để tầm soát bệnh giang mai cũng như những bệnh truyền nhiễm khác, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và sự an toàn cho thai nhi trong suốt những ngày tháng mang bầu

- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần

- Tuyệt đối không nên dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người khác, đồng thời bạn phải tập thói quen sống khoa học, sạch sẽ, lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đồ dùng dụng cụ quan bạn.

- Cân nhắc trước việc cho và nhận máu, nên làm đầy đủ các xét nghiệm máu trước khi tham gia hiến máu hoặc cho máu người khác.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh về "Giang mai lây qua đường nào và cách phòng tránh bệnh giang mai". Bệnh giang mai là bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là các em nhỏ. Vì sức khỏe cộng đồng và sự an toàn của chính bản thân bạn, bạn nên thực hiện nghiêm túc các phương pháp phòng tránh bệnh giang mai cũng như tự trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để kịp thời có sự xử lý khi cần thiết. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số máy 0386.977.199 để được các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Bệnh giang mai lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  82 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?