Nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ

Lượt xem: 46960

Xác định chính xác nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ là một trong những việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản về sau cho chị em. Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh, trong đó có nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý. Để làm rõ vấn đề này bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây:

Nguyên nhân chậm kinh

Bài viết có thể bạn quan tâm
Chữa rong kinh sau khi sinh con

Nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ

Chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết chậm kinh là biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt , diễn ra khi đã đến ngày hành kinh nhưng không có sự xuất hiện của máu kinh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường là do những yếu tố sau:

Yếu tố tâm lý

Thông thường vào những ngày rụng trứng chị em thường cảm thấy rất mệt mỏi do lượng nội tiết tố và thân nhiệt của cơ thể tăng cao. Điều này dễ tạo nên các cơn stress làm ức chế quá trình rụng trứng sau đó, dẫn đến nguyên nhân trễ kinh .

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Ăn uống thiếu chất, thừa chất hoặc thời gian ngủ nghỉ không phù hợp cũng được xem là nguyên nhân bị chậm kinh ở nhiều chị em. Tình trạng này nếu kéo dài liên tiếp trong nhiều kì kinh, sẽ dẫn đến hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, để ổn định lại chu kỳ nguyệt san chị em nên bổ sung thêm dưỡng chất đồng thời cân đối lại thời gian sinh hoạt.

Do đang mang thai

Mang thai chính là nguyên nhân điển hình dẫn đến chậm kinh. Bởi khi trứng đã được thụ tinh sẽ làm tổ tại tử cung vì thế sẽ không diễn ra quá trình lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra, đồng thời chu trình trứng chín và rụng cũng bị ngưng lại. Vì thế suốt giai đoạn có em bé bà mẹ sẽ không hề có kinh nguyệt.

Thay đổi cân nặng đột ngột hoặc tập luyện cường độ mạnh

Cân nặng thay đổi đột ngột sẽ khiến lượng hormone sinh dục tiết ra không ổn định. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kích thích trứng chín và rụng.

Bên cạnh đó, những nữ vận động viên hay những người vận động quá sức trong thời gian dài cũng dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, chậm kinh, vô kinh…

Tác dụng phụ của thuốc

Nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ cũng có thể là do chị em sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị trước đó… Theo chuyên gia ngoài tác dụng điều trị chính, thuốc còn làm quá trình sản sinh hormone trong cơ thể bị rối loạn hoặc suy giảm sức khỏe, từ đó dẫn đến chậm kinh.

Tuyến giáp bất thường

Sự tăng lên hoặc giảm xuống của tuyến giáp đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến thời gian trứng chín bị kéo dài từ đó gây chậm kinh nguyệt , nặng hơn là vô kinh…

Do tuổi tác

Chậm kinh thường xuyên xuất hiện ở những bạn gái mới có kinh hay những phụ nữ tiền mãn kinh.

Cụ thể vào giai đoạn mới bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt chị em phải mất từ 1-2 năm để có thể thích nghi và đưa nó vào quỹ đạo riêng. Ngược lại với những phụ nữ tuổi trung niên lượng nội tiết tố trong cơ thể thường giảm đi đáng kể. Vì thế chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh… là hiện tượng khó tránh khỏi.

Bệnh phụ khoa

Vùng kín nếu không được vệ sinh đảm bảo sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh có thể tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt khiến chúng bị rối loạn như: viêm tử cung, u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng…

Nếu chậm kinh xuất phát từ nguyên nhân này chị em nên đi khám và điều trị kịp thời, bởi nếu không bệnh có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Ngoài ra chậm kinh cũng có thể là do: Thay đổi môi trường sống và làm việc, hệ quả của quá trình nạo hút thai

Trên đây là giải đáp của chuyên gia về: Nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp chị em xác định được nguyên nhân chậm kinh của bản thân mình. Từ đó đưa ra biện pháp xử trí kịp thời. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0386.977.199 để được chuyên gia tư vấn tận tình.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ
Điểm trung bình:  7.8 /  10 (  116 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?