Làm sao để giảm đau bụng kinh

Lượt xem: 44662

Đau bụng kinh là hiện tượng mà hầu hết các chị em đều sẽ phải trải qua ít một lần trong đời. Đây có thể là hiện tượng bình thường , nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy đau bụng kinh là gì? Và làm sao để hết đau bụng kinh, được các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh chia sẻ bài viết dưới đây:

Đau bụng kinh

Bài viết có thể bạn quan tâm
Rong kinh là gì

Đau bụng kinh là gì?

Đạu bụng kinh là tình trạng trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt nữ giới bị đau bụng dưới, đau thắt lưng kèm theo các triệu chứng như cảm giác đầy hơi, nôn mửa. Tình trạng đau bụng kinh có nhiều mức độ khác nhau, có thể là những cơn đau nhẹ mà chị em vẫn có thể chịu đựng được nhưng cũng có thể là những cơn đau dữ dội khiến chị em không thể tập trung làm được việc gì.

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt đến tử cung của chị em sẽ căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau đớn. Cộng với đó để đẩy máu kinh ra ngoài, tử cung bắt buộc phải thực hiện co bóp liên tục khi này chất Prostaglandin sẽ được sinh ra và gây đau bụng kinh, đặc biệt với những trường hợp cơ thể nhạy cảm với chất prostaglandin thì các cơn đau càng dữ dội hơn.

Đau bụng kinh được chia thành 2 dạng đó là:

Đau bụng kinh nguyên phát: Là những cơn đau bụng kinh xuất hiện ở những bạn nữ mới bắt đầu hành kinh. Đau bụng kinh sẽ chấm dứt sau 2-3 năm khi hoạt động chu kỳ kinh nguyệt đi vào ổn định.

Đau bụng kinh thứ phát: Là hiện tượng đau bụng kinh xảy ra khi hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt đã đi vào ổn định. Đau bụng kinh thứ phát thường xảy ra ở những chị em đang trong độ tuổi sinh sản.

Làm sao để giảm đau bụng kinh

Massage

Massage vùng bụng mỗi khi bị đau bụng kinh sẽ có tác dụng làm cơ bụng được thả lỏng hơn giúp tình trạng đau bụng kinh được giảm bớt.

Cách massage như sau: Chị em dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau trên bụng dưới rồi xoa theo chiều kim đồng hồ với lực tăng dần cho đến khi vẫn còn chịu đựng được. Để tăng hiệu quả có thể xoa một chút dầu nóng ở lòng bàn tay và vùng bụng trước khi massage.

Chườm nước ấm

Cách giảm đau bụng kinh này khá đơn giản nên được rất nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Khi các cơn đau bụng kinh xuất hiện, chị em chỉ cần dùng bình thủy tinh có chứa nước ấm chườm lên bụng hoặc dùng miếng dán nhiệt dán lên bụng các cơn đau sẽ giảm đi một cách nhanh chóng.

Bôi dầu hoặc cao

Bôi dầu hoặc cao lên vùng bụng dưới cũng sẽ cho hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm bớt những cơn đau bụng kinh.

Đắp gừng tươi

Gừng tươi có tính nóng nên khi dùng đắp lên vùng bụng dưới sẽ khiến những cơn đau bụng kinh bị đẩy lùi chỉ sau khoảng 5 đến 7 phút sử dụng.

Cách làm: Chị em lấy gừng tươi đã được rửa sạch sau đó giã nhỏ, đặt vào trong chiếc khăn mềm rồi đặt lên bụng cho đến khi những cơn đau hết hẳn.

Uống sữa hoặc sữa chua

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những chị em phụ nữ cung cấp đủ 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giảm 30%  nguy cơ bị đau bụng kinh mà canxi có nhiều trong sữa và sữa chua. Vì thế uống sữa hàng ngày có thể làm giảm đau bụng kinh mỗi khi chị em đến tháng.

Ngải cứu

Chị em có thể dùng ngải cứu theo hai cách sau để giảm bớt cơn đau bụng kinh như: Lấy lá ngải cứu say lấy nước rồi uống, khi uống có thể thêm chút muối hoặc đường để dễ uống hơn. Hoặc có thể rán trứng với ngải cứu để ăn. Cả hai cách đều có thể làm dịu bớt những cơn đau bụng kinh nhanh chóng.

Trên đây là những cách chữa đau bụng kinh đơn giản chị em có thể thực hiện tại nhà để giảm bớt các cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên khi những cơn đau bụng kinh này kéo dài và kèm theo những triệu chứng đau bụng kinh khác như tiêu chảy, nôn mửa liên tục, cơ thể mệt mỏi… thì chị em cần nhanh chóng đi thăm khám sớm vì đó có thể là những dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.

Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp từ các chuyên gia hãy nhấc máy lên và gọi điện đến chúng tôi qua hotline 0386.977.199  để nhận được tư vấn nhanh .

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Làm sao để giảm đau bụng kinh
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  93 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?