- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
-
Cập nhật lần cuối: 08-03-2018 14:12:42
-
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi đây là tình trạng quá phổ biến và theo khảo sát từ phía chuyên gia, có khoảng 85% phụ nữ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt ít một lần trong đời. Để có thông tin chính xác cho vấn đề này, bạn có thể tham khảo chia sẻ của các chuyên gia qua bài viết dưới đây:
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng này có thể diễn ra trên tất cả nữ giới có kinh, phổ biến là bạn gái tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh và mãn kinh với các triệu chứng như: rong kinh, vô kinh, mất kinh, cường kinh, máu kinh bất thường… Nguyên nhân dẫn đến nó chủ yếu được xác định là do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Theo chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, dưới đây sẽ là một số tác nhân chính như:
Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt do dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì nội tiết tố Estrogen của bạn gái thường thay đổi đột ngột, phải mất từ 2 -3 năm sau đó cơ thể mới có thể thích nghi và hình thành quy luật ổn định. Bởi vậy 80% bạn gái mới hành kinh đều xuất hiện tình trạng mất kinh, kinh nguyệt không đều…
Cân nặng thay đổi đột ngột
Ít người biết rằng sự thay đổi cân nặng đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Theo đó, khi chỉ số cân nặng bỗng chốc biến đổi sẽ làm tăng hoặc giảm lượng hormone trong cơ thể dẫn đến sự xáo trộn trong chu kỳ nguyệt san.
Mất cân bằng nội tiết sau sinh nở
Sau sinh chu kỳ kinh nguyệt của bà mẹ thường biến đổi hoàn toàn, rất nhiều người còn được xác định là đã hình thành kỳ kinh mới. Bởi, việc cho con bú thường làm giảm tần số rụng trứng, đồng thời trong sữa mẹ có chứa chất prolactin, đây là loại chất có tác dụng gây chậm kỳ kinh.
Rối loạn tuyến giáp
Theo các nhà khoa học cho biết: tuyến giáp là bộ phận có vai trò sản sinh và điều hòa nội tiết tố cơ thể nói chung và hormone sinh dục nói riêng. Vì thế khi chị em mắc một số bệnh ở tuyến giáp như: cường tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp… Sẽ làm chức năng của nó bị biến đổi gây rong kinh, mất kinh, cường kinh, vô kinh…
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Theo thống kê gần đây cho thấy: ở những phụ nữ thường xuyên gặp áp lực về tâm lý, stress kéo dài hoặc sử dụng quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ và chất kích thích thì phần lớn đều gặp vấn sự cố về trao đổi chất gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh
Phần lớn chị em vào tuổi tiền mãn đều khá lo lắng khi thường xuyên phải đối mặt với rong kinh, mất kinh, kinh nguyệt không đều… Lý giải cho tình trạng này là vì vào thời điểm trên hormone sinh dục nữ thường bị suy giảm, từ đó kéo theo sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
Mắc các bệnh phụ khoa
Đôi khi rối loạn kinh nguyệt cũng là dấu hiệu để cảnh báo chị em về các bệnh phụ khoa đang tồn tại trong cơ thể, cụ thể một số bệnh phổ biến mà nữ giới thường xuyên gặp phải như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung , ung thư cổ tử cung… Với trường hợp này nữ giới cần được phát hiện và điều trị kịp thời, bởi bệnh không chỉ tác động đến sức khỏe sinh sản mà còn có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là do: tập luyện thể thao cường độ mạnh, mắc hội chứng đa nang buồng trứng, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc rối loạn bất thường của buồng trứng trong độ tuổi sinh sản…
Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
Dựa theo từng nguyên nhân dẫn đến tình hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà có thể chị em sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, cụ thể như:
Dấu hiệu bên ngoài của triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Tăng giảm cân bất thường: cơ thể thường béo lên hoặc gầy đi nhanh chóng, tương ứng là cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn mọi thứ.
Thay đổi sắc tố da: da bị xạm lại, nhăn nheo, hoặc xuất hiện những vết nám, rạn chận chim…
Dễ nổi nóng: hormone thay đổi làm cơ thể luôn trong tình trạng bí bách, khó chịu và rất dễ nóng giận vu vơ.
Biểu hiện bên trong của triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Thay đổi số ngày kinh: Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt sẽ giao động trong khoảng từ 21 – 35 ngày. Tuy nhiên nếu bị rối loạn kinh kinh nguyệt kì kinh có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn khoảng thời gian trên.
Lượng máu kinh: Vào những ngày hành kinh trung bình lượng máu có thể chảy ra thường rơi vào khoảng 20 - 80ml (trung bình là 50ml). Tuy nhiên nếu thường xuyên vượt quá hoặc ít hơn con số này, thì chị em nên đặc biệt lưu ý.
Vô kinh: Kinh nguyệt đột ngột biến mất và trở lại sau 6 -9 tháng.
Thống kinh: Biểu hiện thường là đa đớn dữ dội ở vào ngày hành kinh vùng bụng dưới, đôi khi còn cần đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau loại mạnh mới đỡ.
Rong kinh: Kinh nguyệt bị kéo dài từ 7 -10 ngày với số lượng máu chảy ra không quá nhiều hoặc quá ít.
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Tùy vào từng nguyên nhân mà chị em sẽ được áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt là khác nhau. Nhìn chung, cả tây y và đông y đều có rất nhiều cách khắc phục triệu chứng này. Song để đạt hiệu quả tối ưu , bạn có thể điều trị tại phòng khám Hưng Thịnh, bởi đây là cơ sở y tế hội tụ đủ tiêu chuẩn của một phòng khám phụ khoa uy tín.
Cụ thể, một số phương pháp thường được ứng dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt như:
Đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý: Chị em sẽ được các bác sĩ tâm lý trực tiếp tháo gỡ mọi khó khăn của bản thân bằng cách giải tỏa tâm lý giúp nữ giới thư giãn.
Với nguyên nhân là bệnh lý: Bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành xét nghiệm và xác định xem đó là bệnh gì, từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Với những nguyên nhân khác: Chị em có thể được kê đơn chữa trị bằng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, sử dụng chất bổ dưỡng sau một thời gian rối loạn kinh nguyệt sẽ tự động biến mất.
Trên đây là thông tin về: Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị. Nếu còn thắc mắc về vấn đề phụ khoa khác cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0386.977.199 để được chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh tư vấn tận tình.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có phải là bệnh phụ khoa không?
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Thế nhưng, có khá nhiều chị em lại gặp phải tình trạng có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng. Vậy kinh nguyệt 2 lần tron...Xem chi tiết
-
Tại sao có kinh lại đau bụng
Thời gian hành kinh thường là nỗi lo sợ, áp lực đối với rất nhiều chị em. Ngoài những thay đổi về tâm trạng, đau lưng, chóng mặt, buồn nôn,…thì nỗi ám ảnh nhất của các chị em trong...Xem chi tiết
-
Kinh nguyệt ra màu hồng nhạt có bình thường không
Kinh nguyệt ra màu hồng nhạt có bình thường không? Tại sao màu máu kinh lại chuyển từ màu đỏ sang màu hồng nhạt, liệu đây có phải là dấu hiệu của một căn bệnh bất kỳ nào hay không? Đây...Xem chi tiết
-
Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt không?
Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê… luôn có những tác động nhất định đến cơ thể bạn, có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Nhiều chị em đặt câu h...Xem chi tiết
-
Bị trễ kinh nguyệt nên ăn gì?
Bị trễ kinh nguyệt là điều rất thường xảy ra ở nhiều chị em. Không ít chị em băn khoăn khi bị chậm kinh nguyệt nên ăn gì để điều hòa lại chu kỳ kinh. Thắc mắc này của nhiều chị em sẽ...Xem chi tiết
-
Có kinh nguyệt đi đám ma được không?
Theo nhiều quan niệm dân gian thì phụ nữ đến "ngày đèn đỏ" cần kiêng một số việc, nếu không kiêng thì có thể dẫn đến tình trạng “sôi hỏng bỏng không" khi làm việc đó. Chính vì có...Xem chi tiết