Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt không?

Lượt xem: 56198

Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê… luôn có những tác động định đến cơ thể bạn, có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Nhiều chị em đặt câu hỏi “Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt không?””. Thắc mắc này sẽ được các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh giải đáp trong bài viết dưới đây.

Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt

Em sắp đi du lịch cùng gia đình người yêu. Mà còn 3 ngày nữa là đi, dự kiến đúng vào ngày đi sẽ là vào ngày hành kinh của em. Em thấy không tự tin vì khi có kinh thì em không thể vui chơi thoải mái cũng như không diện được bikini. Em muốn ngày hành kinh của em lui lại sau khi em đi chơi về. Bạn em có mách mẹo là uống cà phê để làm chậm kinh nguyệt lại. Em chưa thử cách này bao giờ nên chưa biết thế nào. Mong bác sĩ cho em biết, uống cà phê có làm ngưng kinh không?

Q.V (Hải Phòng)

Trả lời

Chào bạn V!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho phòng khám. Các chuyên gia của phòng khám xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt ?

Trong cà phê có chứa chất cafein, một loại chất có tác dụng kích thích trí não và tạo sự thoải mái, hưng phấn và tỉnh táo cho cơ thể bạn. Do đó, cà phê được ưa chuộng sử dụng hàng ngày trong cuộc sống nhằm giúp đạt hiệu quả công việc cũng như giúp bạn tỉnh táo hơn trong những trường hợp làm việc không tập trung, thức ôn thi, thức làm việc hoặc những công việc đòi hỏi sự sáng tạo và suy nghĩ nhiều. Đối tượng sử dụng cà phê rất đa dạng nhưng chủ yếu là dân văn phòng, người làm việc ban đêm, sinh viên…

Theo các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh thì thành phần cafein chính trong cà phê cũng là nguyên nhân có thể tác động đến nội tiết tố trong cơ thể người nữ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ kinh của chị em.

Lấy ví dụ thực tế như, với những chị em gần đến ngày hành kinh mà sử dụng cà phê với lượng lớn, thường xuyên sử dụng sẽ dẫn đến hiện tượng chậm kinh. Còn những chị em đang trong thời kỳ “đèn đỏ” thì việc dùng cà phê thường xuyên có thể kích thích khiến lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn hoặc gây ra cảm giác đau bụng kinh dữ dội hơn cho bạn.

Uống cà phê có thể làm chậm ngày hành kinh lại nhưng không thể làm ngưng kinh nguyệt hoàn toàn trong tháng đó

Nếu như bạn muốn dùng cà phê để “khống chế ngày đèn đỏ” trong tháng thì đây là suy nghĩ sai lầm. Chất kích thích tác động nhiều đến cơ thể chỉ có thể gây ra sự chậm trễ hoặc rối loạn tạm thời chứ không phải sẽ tác động để ngưng hẳn ngày hành kinh. Việc sử dụng cà phê với mục đích làm chậm ngày hành kinh lại cũng không được khuyến cáo, trừ khi bạn có việc gì đó cần thiết phải trì hoãn ngày kinh như đi du lịch, đi thăm khám phụ khoa

Còn với những chị em đang trong kỳ kinh thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, trong đó có cà phê để tránh hiện tượng máu kinh ra ồ ạt không kiểm soát hoặc làm tăng nặng tình trạng đau bụng kinh.

Bạn V thân mến! bạn cần trì hoãn ngày hành kinh vì kế hoạch đi du lịch với gia đình người yêu thì bạn có thể áp dụng cách uống cà phê trước ngày hành kinh vài ngày. Cà phê bạn nên pha đặc một chút và nên uống vào buổi sáng, không uống buổi tối vì có thể gây mất ngủ và làm thần kinh căng thẳng. Hiệu quả từ việc uống cà phê để làm chậm ngày hành kinh cũng không thể khẳng định chắc chắn là đạt 100% nhưng có thể cho hiệu quả 60%.

Không thể phủ nhận những tác dụng mà cà phê mang đến nhưng lạm dụng cà phê hoặc sử dụng cà phê không đảm bảo chất lượng lại là điều không tốt cho sức khỏe của bạn. Vậy nên, các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng cà phê ở một mức định lượng cho phép và chỉ nên uống một vài lần trong tuần chứ không nên sử dụng thường xuyên. Mọi thắc mắc về vấn đề “ Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt không?, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0386.977.199 để được các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt không?
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  139 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?