Bị trễ kinh nguyệt nên ăn gì?

  • Cập nhật lần cuối: 18-07-2018 08:40:16
Lượt xem: 12047

Bị trễ kinh nguyệt là điều rất thường xảy ra ở nhiều chị em. Không ít chị em băn khoăn khi bị chậm kinh nguyệt nên ăn gì để điều hòa lại chu kỳ kinh. Thắc mắc này của nhiều chị em sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây.

Thời gian gần đây kinh nguyệt của em không đều, phần lớn là bị chậm kinh so với ngày dự kiến. Thời điểm chậm kinh lâu của em là 15 ngày kể từ ngày, còn lại thường là chậm hơn thời gian dự kiến 3-4 ngày. Em nghe nói có loại thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt. Mong bác sĩ tư vấn cho em biết, bị trễ kinh nguyệt nên ăn gì? em xin chân thành cảm ơn!

M.H (Bắc Ninh)

Trả lời

Chào bạn H!

Cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi về cho phòng khám Hưng Thịnh, chuyên gia của phòng khám xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Bị trễ kinh nguyệt nên ăn gì?

Trễ kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như ăn uống thiếu điều độ, tâm trạng căng thẳng hoặc do rối loạn nội tiết tố nữ… Nếu hiện tượng trễ kinh nguyệt diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi thăm khám để tìm nguyên nhân vì rất có thể vấn đề bệnh lý phụ khoa cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh  nguyệt của bạn. Ngoài ra, khi bị trễ kinh nguyệt, bạn cũng nên nhớ cân đối chế độ ăn uống hợp lý vì chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến việc điều hòa kinh nguyệt. Một số loại thực phẩm bạn cần chú ý bổ sung khi bị chậm kinh đó là:

Bổ sung thực phẩm điều kinh nguyệt qua đường ăn

Lá ngải cứu: Từ trước đến giờ, lá ngải cứu vẫn được xem là thực phẩm vàng của những chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể ăn những món ăn liên quan đến lá ngải như trứng tráng lá ngải, ngải cứu hầm tim, ngải cứu hầm gà, ngải cứu hầm tim, canh ngải cứu… ngoài ra bạn cũng có thể sắc nước lá ngải cứu để uống hàng ngày.

Ăn nhiều rau xanh: Trái cây và rau xanh có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt, một số loại trái cây và rau xanh mà bạn nên bổ sung như cải chíp, cải thìa, cải bẹ, súp lơ,…. Những loại rau củ có màu đỏ đậm, giàu kali.

Bổ sung nhiều loại củ quả và trái cây: Loại thực phẩm này cũng có tác dụng như rau xanh, những loại trái cây như nho, đu đủ, bơ… đều có tác dụng điều kinh khá tốt. Trong đó đu đủ có tác dụng làm giảm bớt những cơn đau bụng do co bóp tử cung và tăng lượng máu đến tử cung. Ngoài ra các loại củ như cà rốt cũng rất tốt cho chị em có chu kỳ kinh không đều.

Bổ sung thực phẩm điều kinh nguyệt qua đường uống

Ngoài việc ăn những thực phẩm có lợi cho “ngày đèn đỏ” của các chị em thì việc bổ sung qua đường uống cũng cần được chú ý. Những chị em bị trễ kinh cần lưu ý:

Uống đủ nước mỗi ngày:  Lượng nước đủ mỗi ngày cho một người giao động từ 1,5 cho đến 2 lít nước. Không cần phải bổ sung bằng nước lọc, chị em có thể dùng nước canh, nước hoa quả để thay thế cho bớt nhàm chán.

Uống nước gừng: Nước gừng có tác dụng làm ấm bụng, giảm đau bụng kinh đồng thời cải thiện tình trạng đau bụng kinh rất tốt.

Uống nước ích mẫu: Trong dân gian đã có nhiều bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt mà nguyên liệu được lấy từ lá ích mẫu. Bạn có thể nấu lá ích mẫu và lấy nước uống hàng ngày

Uống nước nha đam hoặc dùng các chế phẩm chiết xuất từ nha đam: Ngoài tác dụng làm đẹp thì nha đam còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt khá tốt. Chị em có thể uống nước ép lá nha đam, ăn sữa chua nha đam hoặc nấu canh nha đam để dùng nhằm cải thiện tình trạng chậm kinh.

Bạn H thân mến! trên đây là những gợi ý của các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh về những loại thực phẩm mà bạn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng trễ kinh. Nói chung, trễ kinh do nhiều nguyên nhân tác động nên ngoài việc chú ý chế độ ăn uống thì bạn cũng nên cân đối việc nghỉ ngơi, làm việc, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress thì mới có thể cải thiện triệt để tình trạng trễ kinh. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, sốt, mệt mỏi kèm theo với trễ kinh thì tốt bạn nên đi thăm khám luôn để mau chóng tìm được nguyên nhân.

Mọi thắc mắc về vấn đề “bị trễ kinh nên ăn gì”, bạn liên hệ số điện thoại 0386.977.199 để được các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?