Có kinh nguyệt đi đám ma được không?

  • Cập nhật lần cuối: 22-06-2018 16:38:55
Lượt xem: 58874

Theo nhiều quan niệm dân gian thì phụ nữ đến "ngày đèn đỏ" cần kiêng một số việc, nếu không kiêng thì có thể dẫn đến tình trạng “sôi hỏng bỏng không" khi làm việc đó. Chính vì có những tranh cãi trái chiều về quan niệm cổ xưa này mà nhiều người đặt câu hỏi "có kinh nguyệt có đi đám ma được không". Có lẽ sẽ có ý kiến cho rằng đây là câu hỏi thiển cận nhưng thực tế thì đã có không ít trường hợp rơi vào hoàn cảnh "dở khóc dở cười" như thế này.

 

Em hỏi một điều tế nhị, mong nhân được sự giải đáp của bác sĩ phòng khám ạ: "Có kinh nguyệt có đi đám ma được không?". Em nghe mẹ em nói, đàn bà khi đến tháng thì không được đến những nơi linh thiêng như chùa chiền hoặc không được đến nhà có đám tang vì dễ gây xui xẻo. Em nghe thấy hơi sợ sợ nhưng vẫn thực hiện theo. Liệu quan niệm này có đúng ko bác sĩ? Em mong nhận được giải đáp sớm.

K.M (Quảng Ninh)

Giải đáp

Chào bạn M!

Cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi về cho phòng khám. Chuyên gia của phòng khám xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Có kinh nguyệt đi đám ma được không?

Theo quan niệm dân gian thì khi có kinh nguyệt, người nữ không nên muối dưa, muối cà vì dễ bị hỏng dưa cà. Hoặc khi có kinh người nữ không được đi chùa, không được đi đám ma hoặc đến ngày hành kinh là “động vào việc gì” cũng đen đủi… Rất nhiều những quan niệm chỉ được truyền miệng đến tai nhau như vậy mà không có cơ sở khoa học.

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, những quan niệm về ngày "hành kinh" của phụ nữ là phải kiêng rất nhiều thứ hoàn toàn không chính xác và không có cơ sở khoa học. Vốn dĩ xuất hiện những quan niệm lỗi thời như vậy là do nhiều người còn nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ" nên mặc định cứ “dính” đến phụ nữ là “đen đủi”, hơn nữa “dính đến phụ nữ đang có kinh” lại càng đen đủi hơn. Vì thế, bạn không nên tin vào những quan điểm như vậy.

Có kinh nguyệt vẫn đi đám ma và làm việc bình thường

Đó là khẳng định chắc chắn của chuyên gia phòng khám dành cho chị em nên chị em không phải quá lo lắng khi đến ngày hành kinh. Kể những việc như muối dưa, muối cà hay đi chùa khi đang bị bị hành kinh cũng đều có thể thực hiện được. Những tin đồn về việc kiêng cữ đều không đúng sự thật. Chỉ có điều, khi đến đám tang, bạn dễ bị nhiễm hơi lạnh, vì thế bạn cần áp dụng một số biện pháp để tránh bị nhiễm lạnh, đặc biệt với những chị em đang đến ngày “đèn đỏ” thì càng phải chú ý đến việc phòng tránh nhiễm lạnh.

Một số những biện pháp có thể phòng tránh nhiễm lạnh như: Uống 1 chút dầu tỏi, uống nước lá nhót, buộc một chút gừng giã dập ở cổ tay, bôi dầu lên phần thái dương và gan bàn chân, gan bàn tay…

Trong ngày "đèn đỏ", một số điều bạn nên tránh như:

Hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh, các chất kích thích

Nên tắm bằng nước ấm trong ngày hành kinh, tránh tắm nước lạnh vì sẽ làm cho máu kinh ra nhiều hơn hoặc khiến tình trạng đau bụng kinh thêm dữ dội

Không nên khám bệnh hoặc nhổ răng: Trong những ngày “đèn đỏ” bạn không nên đi thăm khám bệnh, đặc biệt là thăm khám phụ khoa vì vừa gây mất vệ sinh, lại vừa không cho kết quả bệnh lý chính xác. Trong thời gian này, việc nhổ răng cũng không nên vì nhổ răng thường bị mất nhiều máu. Cộng thêm với việc có kinh nữa sẽ làm cơ thể bạn bị mất máu nhiều hơn, dễ dẫn đến choáng váng hoặc ngất xỉu

Không nên quan hệ tình dục khi đang có kinh: Quan hệ tình dục khi đang có kinh không phải bị ngăn cấm tuyệt đối nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên. Vì quan hệ trong thời gian này vừa không đảm bảo vệ sinh, dễ gây viêm nhiễm lại vẫn xảy ra nguy cơ mang thai ngoài ý muốn như bình thường.

Bạn M thân mến! việc bạn đến tháng và được mẹ khuyên là không nên đi chùa hoặc đến nhà có đám là không có căn cứ. Nếu có kế hoạch đi chùa hoặc bắt buộc phải đến đám tang thì bạn vẫn có thể đi bình thường. Điều bạn nên quan tâm đó là giữ vệ sinh cơ thể và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nhưng ngày “đèn đỏ” cơ thể luôn khỏe mạnh, không gây ảnh đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

 

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?