Chậm kinh nguyệt 2 tháng bị bệnh gì?

Lượt xem: 51126

Hỏi: Xin chào các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh, cháu đang rất lo về chu kỳ kinh nguyệt của cháu. Không hiểu sao đã 2 tháng rồi mà cháu vẫn chưa có kinh nguyệt mà bình thường kinh nguyệt của cháu khá đều đặn. Bác sĩ có thể cho cháu biết chậm kinh 2 tháng là bị bệnh gì vậy ạ?

Nguyễn Hà (Bắc Giang)

Chậm kinh 2 tháng

Giải đáp của chuyên gia:

Xin chào Nguyễn Hà, cảm ơn sự tin tưởng của bạn dành cho chúng tôi, thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ phụ khoa Hưng Thịnh giải đáp chi tiết dưới đây. Mong bạn chú ý theo dõi kỹ để có hướng khắc phục sớm nhé

Bài viết có thể bạn quan tâm
Kinh nguyệt ra máu đen nguyên nhân vì đâu ?
Triệu chứng đau bụng kinh nguyên nhân do đâu?

Chậm kinh nguyệt 2 tháng là bị bệnh gì?

Trước tiên, loại trừ khả năng có thể là bệnh lý gây ra hiện tượng bị chậm kinh 2 tháng của bạn có thể là do một số nguyên nhân khác như bạn bị căng thẳng quá mức hoặc lạm dụng nhiều thuốc tránh thai hàng ngày, luyện tập thể dục thể thao quá sức hoặc tăng giảm cân đột ngột khiến kinh nguyệt bị rối loạn dẫn đến tình trạng này. Nếu như bạn đã có quan hệ tình dục thì cũng có khả năng bạn đang mang thai.

Nếu như hiện tượng chậm kinh nguyệt 2 tháng này là do bệnh lý gây ra thì bạn có thể đã gặp phải một số bệnh lý như sau:

Bệnh lý về tuyến giáp: Trong những bệnh lý ở tuyến giáp có 2 bệnh lý có khả năng cao gây ra hiện tượng chậm kinh đó là cường tuyến giáp và suy tuyến giáp. Nguyên nhân được lý giải đó là khi tuyến giáp bị cường hoặc suy yếu sẽ ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể nữ giới từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của kinh nguyệt.

Bệnh phụ khoa: Những bệnh phụ khoa ở buồng trứng hoặc ở tử cung, cổ tử cung đều có thể khiến bạn dễ bị rối loạn kinh nguyệt, trong đó tình tạng kinh nguyệt bị chậm 2 tháng cũng khá phổ biến. Những bệnh lý phụ khoa cần phải được điều trị sớm nếu không sẽ rất dễ khiến chị em phụ nữ rơi vào tình trạng vô sinh hiếm muộn. Một số bệnh lý cụ thể như viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo….

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Những bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh chlamydia khi không được khống chế kịp thời, các tác nhân gây bệnh sẽ xâm lấn ngược lên các cơ quan sinh sản khác và gây ảnh hưởng đến hoạt động của kinh nguyệt.

Tất cả những bệnh lý trên đều rất nguy hiểm mà chị em phụ nữ phải nhanh chóng điều trị mới có thể đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây chỉ có tác dụng để tham khảo. Để có chẩn đoán chính xác chị em nên đến các cơ sở phòng khám phụ khoa uy tín để kiểm tra. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện các bài thử nghiệm và xét nghiệm từ đó sẽ có kết quả chính xác hơn.

Chậm kinh nguyệt 2 tháng nên làm gì ?

Đi thăm khám là việc làm chúng tôi khuyến khích bạn nên thực hiện ngay khi thấy mình bị chậm kinh 2 tháng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay sử dụng một số cách truyền miệng để điều trị. Nếu bạn không xác định được nguyên nhân chậm kinh 2 tháng thì việc điều trị trên chỉ vô ích hoặc nó sẽ chỉ có tác dụng tức thời không đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng là việc chị em nên thực hiện ngay cả khi không bị chậm kinh nguyệt. Việc đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ, không stresss sẽ giúp cho mọi hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể được diễn ra suôn sẻ thì đương nhiên hoạt động kinh nguyệt cũng sẽ được đảm bảo.

Bạn cũng không nên quá căng thẳng lo lắng, khi được phát hiện và khắc phục sớm kinh nguyệt chậm 2 tháng sẽ không gây ra ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bạn sau này.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc chậm kinh nguyệt 2 tháng là bị bệnh gì? Nếu bạn còn những thắc mắc về các bệnh phụ khoa khác hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386.977.199 để nhận được tư vấn nhanh .

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Chậm kinh nguyệt 2 tháng bị bệnh gì?
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  72 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?