Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm sao

  • Cập nhật lần cuối: 08-06-2018 10:08:23
Lượt xem: 45438

Hỏi: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm sao? Thưa bác sĩ! Cháu đã có kinh được hơn một năm. Thế nhưng cho đến nay, chu kỳ nguyệt san của cháu vẫn chưa thể ổn định. Cụ thể, có lúc kỳ kinh của cháu kéo dài tới 40 ngày, có lúc lại bị sớm kinh, bên cạnh đó lượng máu kinh tiết ra cũng rất thất thường khi ít khi nhiều, một số tháng còn bị mất kinh. Vì thế cháu khá lo lắng kinh không đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu cách để khắc phục tình trạng này. Cháu xin cảm ơn

(Hương – Thái nguyên)

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nên làm gì?

Trả lời: Chào Hương, để giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của mình, chúng tôi mời bạn tham khảo một số thông tin bên dưới:

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm sao?

Theo chuyên gia thì rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng hoàn toàn bình thường và có khoảng 70% bạn gái khi mới có kinh đều sẽ gặp phải hiện tượng này. Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có thể xuất hiện gián đoạn hoặc liên tiếp trong vòng 2 năm đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường là:

Máu kinh khi ít, khi nhiều

Máu kinh tiết ra có mùi hôi, màu đen, có thể bị vón cục

Chu kì kinh nguyệt lúc dài, lúc ngắn, một số tháng có thể bị rong kinh, vô kinh, bế kinh hoặc tắc kinh…

Thường xuyên bị đau bụng dữ dội…

Các tài liệu y khoa chỉ ra rằng: rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì xuất hiện là do vào tuổi dậy thì hormone sinh dục nữ có sự biến động lớn cộng thêm buồng trứng hoạt động chưa ổn định gây nên. Để giúp bạn gái yên tâm hơn, dưới đây chuyên gia phòng khám chúng tôi xin nêu ra một số điều cần làm khi bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì như sau:

Bài viết có thể bạn quan tâm
Rong kinh máu đen phải làm sao?

Luôn mang theo băng vệ sinh

Chu kỳ kinh nguyệt thất thường khiến chị em không thể xác định rõ ngày hành kinh của mình là khi nào. Vì thế, để tránh các sự cố ngoài ý muốn xảy ra khi đến ngày "đèn đỏ", cách tốt là chị em nên để sẵn băng vệ sinh hoặc tampon trong túi.

Chú ý thói quen sinh hoạt

Đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga hay các chất kích thích… Là những thực phẩm chị em không nên dùng trong những ngày đèn đỏ. Bởi chuyên gia cho rằng các thực phẩm trên sẽ làm ức chế quá trình tống máu kinh ra ngoài dẫn đến giai đoạn hành kinh bị kéo dài. Ngoài ra, trong những ngày này nên bổ sung thêm các thực phẩm có hàm lượng sắt cao, để bù lại lượng máu đã bị mất.

Một số bạn gái khi đến ngày hành kinh sẽ cảm thấy đau dữ dội vùng bụng dưới. Để khắc phục dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt này, tốt trong những ngày “đèn đỏ” phụ nữ nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách tắm nước ấm hay chườm túi giữ nhiệt. Trường hợp cơn đau vẫn không dứt thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc giảm đau phù hợp.

Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục sẽ giúp tinh thần khoan khoái, xoa dịu cảm giác bí bách, mệt mỏi trong những "ngày ấy". Chú ý: nên tập các bài tập vừa sức, tránh các bài tập mạnh để cơ thể không bị mất sức sau khi tập.

Nghỉ ngơi: Khi đến ngày "đèn đỏ" nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn thường ngày, cộng thêm tình trạng kinh nguyệt bị ứ đọng sẽ khiến bạn gái rơi vào trạng thái vô cùng mệt mỏi, uể oải. Vậy nên trong những ngày này hãy để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế tình trạng tâm lý bị căng thẳng vì nó có thể khiến chứng rối loạn kinh nguyệt của bạn khó kiểm soát hơn.

Vào những ngày hành kinh, âm đạo của phụ nữ thường mở rộng hơn bình thường, đây là cơ hộ để vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Vậy nên trong những ngày này chị em nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần, đồng thời phải vệ sinh thân thể và cơ quan sinh dục sạch sẽ.

Khám phụ khoa: Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể là hiện tượng bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nữ giới đang gặp phải một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vì thế khi bắt đầu có kinh bạn gái nên chủ động đi khám phụ khoa 6 tháng/lần.

Với những chia sẻ về: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì phải làm sao? Hy vọng sẽ giúp bạn gái tình ra cách giải quyết phù hợp nếu không may bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0386.977.199 để được tư vấn miễn phí.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?