Tại sao có kinh lại đau bụng

  • Cập nhật lần cuối: 08-08-2018 14:33:17
Lượt xem: 9821

Thời gian hành kinh thường là nỗi lo sợ, áp lực đối với rất nhiều chị em. Ngoài những thay đổi về tâm trạng, đau lưng, chóng mặt, buồn nôn,…thì nỗi ám ảnh của các chị em trong thời kỳ kinh nguyệt đó là đau bụng. Vậy tại sao có kinh lại đau bụng? Hãy cùng bài viết ngày hôm nay tìm hiểu về vấn đề được nhiều chị em quan tâm này nhé.

Hỏi: Em năm nay 20 tuổi, sức khỏe của em tương đối tốt. Tuy nhiên vào mỗi kỳ hành kinh là em lại bị đau bụng, có tháng em đau bụng 2-3 mới hết, cảm giác đau và mệt mỏi. Em biết là hiện tượng đau bụng kinh xảy ra tương đối nhiều ở người phụ nữ, nhưng em hiểu vì sao lại có hiện tượng này? Và vì sao có người bị đau bụng kinh có người lại không bị đau. Mong được bác sĩ giải đáp.

                                                                           (Bạn P – Hưng Yên)

Trả lời: Chào bạn P, thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây bởi các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.

Bạn P thân mến!

Đa số các chị em phụ nữ thường bị đau bụng trong 1-2 ngày kinh, tình trạng này được xem là bình thường. Đối với những bạn nữ ở tuổi teen thì khi có kinh nguyệt sẽ đau bụng nhiều hơn so với phụ nữ trưởng thành hay phụ nữ đã từng sinh con. Tuy nhiên có nhiều người đau bụng kinh tới mức phải nghỉ học hay nghỉ làm, ở mức độ này là không bình thường.

Bài viết có thể bạn quan tâm
Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu?

Tại sao có kinh lại đau bụng?

Đau bụng kinh hay còn được gọi là thống kinh. Đây là tình trạng đau ở vùng hạ vị và thường xuất hiện ở trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây được xem là một hiện tượng bình thường của các chị em khi mỗi khi đến thời kỳ hành kinh. Tuy nhiên không phải người phụ nữ nào cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ và có người thì lại rất đau, có sự khác biệt như vậy là do cơ địa từng người.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể hiểu đơn giản là: Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì tử cung lại bị căng lên, các niêm mạc tử cung sẽ dày lên và dẫn đến sự chèn ép và gây ra cơn đau. Ngoài ra cơ tử cung cũng phải co lại để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.

Trong quá trình này sẽ xuất hiện chất prostaglandin, đây là thủ phạm gây nên đau bụng kinh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa có thể do tâm lý lo sợ hoặc khả năng chịu đựng thấp ở người phụ nữ.

Đặc điểm của đau bụng kinh đối với từng người

Như ở thắc mắc của bạn P thì đau bụng kinh ở nhiều người sẽ có sự khác nhau, tùy vào đặc điểm của mỗi người thì có người đau nhiều, có người đau ít. Và đau bụng kinh chủ yếu có 2 loại đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát: Thường xảy ở những bạn gái mới dậy thì và thường kéo dài trong 3 năm. Nguyên nhân là bởi sự co thắt quá mức của các cơ trơn ở tử cung để có thể đẩy máu kinh ra ngoài.

Đau bụng kinh thứ phát: Sau khi chu kỳ kinh nguyệt đã trở nên ổn định mà bạn vẫn có thể bị đau thì đây được gọi là đau bụng kinh thứ phát.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh nguyên phát mà các bạn nữ mới dậy thì hay mắc nhiều khả năng đó là: Lỗ màng trinh quá nhỏ nên máu sẽ khó bị đẩy ra ngoài, do vệ sinh kém trong kỳ kinh nguyệt dẫn đến bị viêm nhiễm, hoặc bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục nhưng không được chữa trị.

Ngoài ra ở một số trường hợp đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung. Điều này nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà lại di cư đến chỗ khác như bụng, buồng trứng hay bàng quang. Bệnh có khả năng gây nên vô sinh, vì vậy các chị em cần lưu ý để có thể nhận biết được bệnh này.

Trên đây là tất cả những lời giải đáp về câu hỏi: Tại sao lại đau bụng kinh?. Các chuyên gia khuyên bạn P, nếu như vẫn hay gặp tình trạng đau nhiều ngày ở mỗi kỳ kinh nguyệt thì có thể gặp các bác sĩ tại các phòng khám để có thể được kiểm tra một cách rõ ràng .

Hoặc bạn có thể đến với phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong khám và phát hiện các tình trạng bất thường về sức khỏe sinh sản. Mọi thắc mắc cần tư vấn bạn có thể gọi theo số 0386.977.199 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng hiện tại gặp phải.

 

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?