Đi khám phụ khoa có đau không

  • Cập nhật lần cuối: 24-09-2019 16:55:02
Lượt xem: 53360

Nhiều chị em không biết đi khám phụ khoa có đau không? vì thế thường chần chừ không dám đi khám. Chỉ đến khi bệnh nặng không thể tự điều trị tại nhà, họ mới tìm đến các địa chỉ y khoa để nhận sự trợ giúp. Tuy nhiên, vào thời điểm này công tác điều trị sẽ vô cùng khó khăn, đồng thời tâm lý của của chị em cũng bị tác động không nhỏ. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng trên, dưới đây các chuyên gia sẽ đưa ra giải đáp về vấn đề này như sau:

Đi khám phụ khoa có đau không

Có thể nói khám phụ khoa là công việc thường xuyên mà chị em phải thực hiện. Điều này vô cùng cần thiết bởi nó có thể giúp nữ giới phát hiện và điều trị bệnh viêm phụ khoa kịp thời trong trường hợp không may mắc phải.

Để tìm câu trả lời cho thắc mắc: Đi khám phụ khoa có đau không? nữ giới có thể căn cứ vào một số bước khám phụ khoa cụ thể như:

Bước 1: Khám phụ khoa bên ngoài

Khám phụ khoa bên ngoài là thủ tục đầu tiên khi tiến hành khám phụ khoa. Cụ thể đây là bước bác sĩ sẽ thăm khám bên ngoài âm hộ của bạn, để xác định xem có bất thường gì xảy ra ở âm đạo hoặc có mắc các bệnh truyền nhiễm hay không?

Bởi chỉ là các kiểm tra bên ngoài không sử dụng đến dao, kéo vì thế nguy cơ tổn thương sẽ không có khả năng xảy ra. Thế nên, khám phụ khoa ở giai đoạn này hoàn toàn không gây đau đớn.

Bước 2: Thăm khám phụ khoa trong âm đạo bằng dụng cụ chuyên dụng

Dụng cụ được sử dụng để thăm khám phụ khoa thường là phễu mỏ vịt, đây là thiết bị được làm bằng kim loại hoặc nhựa đã được bôi trơn. Với dụng cụ này bác sĩ sẽ tách âm đạo của bạn và kiểm tra bên trong, sau đó chị em sẽ được lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để làm xét nghiệm. Cách làm này giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung…Để kịp thời chữa trị.

Nhìn chung bước này có thể khiến chị em có cảm giác khó chịu nhưng không gây đau đớn. Nếu cảm nhận thấy sự bất thường bạn có thể phản ánh tình trạng của mình với các bác sĩ trực tiếp điều trị, để nhận được sự điều chỉnh kích thước cũng như vị trí đặt mỏ vịt nhằm tìm được cảm giác thoải mái hơn.

Bước 3: Khám phụ khoa bằng tay

Đôi tay là bộ phận linh hoạt và mềm mại, bởi vậy việc thăm khám phụ khoa bằng tay tổn thương sẽ được hạn chế rất nhiều. Cụ thể bước này bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng tay ấn nhẹ vào vùng bụng dưới. Từ đó, phát hiện kích thước, hình dạng và vị trí của cổ tử cung.

Trong trường hợp tử cung mở rộng: đây có thể là dấu hiệu cho biết chị em đang mang thai hoặc u xơ tử cung. Nếu thấy ống dẫn trứng có biểu hiện sưng tấy thì rất có khả năng đó là triệu chứng cảnh báo mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, nếu ấn mà có cảm giác đau thì đồng nghĩa đó có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hay mắc các bệnh phụ khoa khác.

Nhìn chung, ở bước này việc bác sĩ sẽ đeo găng tay đã được bôi trơn để thăm khám. Bởi vậy, cảm giác đau đớn thường ít xuất hiện.

Bước 4: Khám trực tràng

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thăm khám phụ khoa, để chắc chắn rằng cơ thể nữ giới có thực sự khỏe mạnh, hay có bị khối u nào hình thành sau cổ tử cung không. Đồng thời, bác sĩ cũng làm các xét nghiệm dịch tiết âm đạo hay xét nghiệm tế bào cổ tử cung…

Nói chung, khám phụ khoa là cách tốt để kiểm soát bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục nữ. Quá trình này diễn ra vô cùng đơn giản và nhanh chóng, bên cạnh đó hoàn toàn không gây đau đớn. Vì thế chị em có thể yên tâm thực hiện.

Theo chuyên gia, khám phụ khoa là công việc cần thiết nên thực hiện 6 tháng một lần. Bởi viêm phụ khoa nếu không được phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai sản hoặc thai nhi sau này. Vì thế khi có biểu hiện viêm ngứa âm đạo, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… nữ giới nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Trên đây là thông tin về: Đi khám phụ khoa có đau không? theo các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh vừa chia sẻ cho chị em phụ nữ. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số máy  0386.977.199 để được tư vấn miễn phí hoặc chát trực tuyến với chúng tôi để nhận được những tư vấn miễn phí từ các chuyên gia.

Chia sẻ:

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?